Kết quả của cuộc canh tân Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali

Nước Ai Cập ở gần châu Âu, và có nhiều qua lại tiếp xúc với người Âu, nên dễ nhận thức được sự tiến bộ của các nước châu Âu thời cận đại. Chính các lãnh tụ, từ Muhammad Ali Pasha cho đến Isma'il Pasha, đã tích cực canh tân, và mở rộng cửa cho các công ty, tập đoàn kỹ nghệ người Âu vào làm việc tại Ai Cập. Do đó có lẽ không có nổi tiếc nuối của người đời sau về trường hợp của một Nguyễn Trường Tộ Ai Cập bị chê cười bác bỏ về những điều tai nghe mắt thấy, về những đề nghị canh tân đất nước.

Tuy nhiên, mặc dù đã có thực hiện canh tân, nhưng cuộc canh tân của nhà Muhammad Ali đã không đem lại mấy hạnh phúc cho người dân, và không cứu được nước Ai Cập khỏi bị nước ngoài vào cai trị.

Khi canh tân, các lãnh tụ đã dùng sức dân nhiều quá, khiến tiềm năng phát triển đất nước bị suy yếu. Trong gần 150 năm thời nhà Muhammad Ali, người Ai Cập hình như không lập được một xí nghiệp kỹ nghệ nào có tầm cỡ lớn, được thế giới biết đến, như Matsushita trong ngành điện tử của Nhật, hay Tata Steel trong ngành luyện thép của Ấn Độ.

Và trong thời này, nền giáo dục và nghiên cứu Ai Cập cũng không đào tạo được một tên tuổi lớn về khoa học kỹ thuật nào, dù là từ cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số, hay là từ các cộng đồng thiểu số là Cơ Đốc giáoDo Thái giáo. Nhà khoa học Ai Cập Moustafa Mosharafa (1898-1950), được Albert Einstein coi là một trong những nhà vật lý học giỏi nhất thời đó - nhưng ít ai biết đến vì không có phát minh, lập thuyết nào nổi bật - chỉ học ở Ai Cập hết bậc trung học, rồi tiếp tục cấp đại học ở Anh. Trong khi đó, tại một xứ canh tân trễ hơn là Nhật Bản, Hideki Yukawa, học đại học tại nước nhà, đã đề xuất hạt meson trong tương tác mạnh năm 1935 và được trao giải Nobel Vật lý năm 1949. Trường hợp khác, như tại Ấn Độ, Satyendra Nath Bose, được biết đến qua thống kê Bose-Einstein về photonboson (1924), đã được đào tạo tại các trường đại học ở CalcuttaDhaka (trên tiểu lục địa Ấn Độ) của chính quyền thực dân Anh. Nhà bác học Ấn Độ C.V. Raman, được trao giải Nobel về vật lý năm 1930, cũng đã học đại học tại Madras và nghiên cứu tại đại học Calcutta.

Nhìn lại quá khứ, khoa học kỹ thuật tại Ai Cập đã từng đứng hàng đầu thế giới từ thời cổ đại cho đến đầu thời nhà Mamluk (1260 - 1517). Nhưng có lẽ vì các lãnh tụ nhà Muhammad Ali không triệt để khuyến khích các ngành nghiên cứu, không phát triển các trường đại học đúng mức, cho nên khoa học kỹ thuật tại Ai Cập đã không được "thức giấc". Năm 1875, ngoại trừ các viện đại học tôn giáo, Ai Cập chỉ có 7 trường đại học hoặc trường chuyên môn, với 69 giáo sư và 356 sinh viên, và 7 trường này đều ở tại thủ phủ Cairo [1]. Cũng có nhiều lý do khác, khó đề cập hết trong phạm vi của bài, khiến cho Ai Cập tiếp tục bị chậm trễ sau thời canh tân này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali http://encarta.msn.com/encyclopedia_761554408/isma... http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F1... http://www.ordenskreuz.com/egypt.html http://www.queennarriman.com/English/index.html http://fr.structurae.de/projects/data/index.cfm?id... http://www.4dw.net/royalark/Egypt/egypt.htm http://www.napoleon.org/fr/salle_lecture/chronolog... http://urss.ru/cgi-bin/db.pl?cp=&page=Book&id=3748... https://web.archive.org/web/20040619074441/http://...